Skip to content Skip to navigation
250,000+ việc làm
Đón lấy thành công với nhiều cơ hội nghề nghiệp

Top 9 câu hỏi hay gặp nhất khi đi phỏng vấn bạn nên đọc

Khi vào phỏng vấn dù bạn có chuẩn bị kỹ lưỡng tới đâu cũng không thể tránh khỏi sự lo lắng và lung túng trong việc trả lời những câu hỏi. Đặc biệt, đối với những bạn sinh viên mới ra trường hoặc những người chưa có kinh nghiệm thì càng thiếu tự tin và lo lắng hơn. Để bớt bỡ ngỡ khi đi phỏng vấn, ADTJOB chia sẻ cho bạn top 9 câu hỏi hay gặp nhất khi đi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng hay sử dụng để đánh giá khả năng của ứng viên như sau:

1.Bạn hãy giới thiệu về bản thân

Đây là câu hỏi quen thuộc và thường mở đầu trong cuộc phỏng vấn. Câu hỏi này tưởng chừng đơn giản và dễ dàng nhưng thực chất nhà tuyển dụng đang muốn nắm bắt được những kỹ năng cơ bản mà bạn có. Hãy nắm bắt ngay lấy cơ hội này tự tin giới thiệu về những kinh nghiệm, khả năng, thói quen tốt trong công việc mà bạn có. Nội dung giới thiệu không nên quá dài dòng, lan man vì nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian. Hãy trả lời một cách ngắn gọn và cô đọng nhất những điều thuận lợi nhất để làm tốt vị trí bạn đang ứng tuyển.

2. Những điều bạn biết về công ty chúng tôi?

Câu hỏi này khá quan trọng vì nó thể hiện sự quan tâm về công ty cũng như sự nghiêm túc mong muốn được vào làm vị trí bạn ứng tuyển. Chính vì vậy, trước khi tham gia phỏng vấn hãy bỏ chút thời gian để tìm hiểu về công ty và vị trí bạn ứng tuyển như: công ty hoạt động trong lĩnh vực gì? có những dấu ấn gì? Vị trí của bạn sẽ làm công việc gì?… Nếu trả lời tốt, bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao, đó là điểm cộng cho bạn.

3. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Với câu hỏi này bạn hãy trả lời thật tự tin về những điểm mạnh tích cực của bạn liên quan tới công việc, bạn có thể nêu một vài ví dụ cụ thể để nhà tuyển dụng có thể thấy rõ hơn.

Ở câu hỏi về điểm yếu, bạn không nên nói quá nhiều mà chỉ nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại như “Tính tôi cẩn thận nên khi làm việc thường hơi chi tiết, kỹ lưỡng”. Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó.

4. Bạn mong muốn gì trong công việc và môi trường làm việc ra sao?

Ở câu này, bạn không nên trả lời một cách quá chi tiết và chân thật về mong muốn của bạn. Vì khi đó nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn quá đề cao những việc ngoài lề mà không chú trọng vào công việc bạn phụ trách. Hãy đưa ra những câu trả lời khuôn mẫu tích cực, hãy hướng tới những điều kiện làm việc liên quan tới vị trí ứng tuyển, họ sẽ đánh giá tốt hơn.

Ví dụ: Tôi muốn được làm việc trong môi trường năng động, được học hỏi thêm kinh nghiệm..

5. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vài năm tới

Hãy nói mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn có liên quan tới vị trí cũng như công ty bạn đang làm. Không nêu nói những mục tiêu mà không liên quan tới công ty đó.

6. Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ là gì?

Bạn hãy tỏ ra khách quan, đừng nói sâu về vấn đề này và nhớ đây không phải là cơ hội để kể xấu sếp cũ. Bạn có thể nêu lý do như công ty chuyển địa điểm, làm việc ở đó bạn không phát huy hết được khả năng của bạn hoặc bạn muốn tìm cơ hội tốt hơn trong nghề nghiệp.

7. Vì sao bạn lại muốn làm vị trí này của công ty chúng tôi?

Dựa vào tiêu chí và yêu cầu tuyển dụng của vị trí ứng tuyển công việc để nhấn mạnh những kỹ năng và kinh nghiệm thể hiện bạn phù hợp với vị trí đó. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có thể làm được gì cho họ, nếu họ nhận bạn thì sẽ có những lợi ra sao.

8. Mức lương mong muốn của bạn

Bạn không nên vội vàng đưa ra con số cụ thể ngay mà hãy từ từ tìm hiều xem vị trí đó công việc cụ thể ra sao và những người làm cùng vị trí có mức lương ra sao. Với những người có kinh nghiệm thì vấn đề này sẽ dễ dang và đơn giản hơn. Tuy nhiên, với những sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì không nên đưa ra mức lương vì khi đó nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao.

Ví dụ như: “Hiện tại, em có ít kình nghiệm nên em muốn được làm việc trong một môi trường có thể hỏi hỏi thêm, trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng của mình. Công ty có thể trả lương phù hợp với năng lực và khả năng của em”

9. Nếu được nhận vào làm bạn sẽ làm gì và khi nào bạn bắt đầu đi làm?

Để trả lời cho câu hỏi này bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng về những yêu cầu công việc, thông tin vị trí bạn ứng, văn hóa của công ty. Hãy thận trọng trước những điều bạn đưa ra, thật khôn khéo nêu ra những giải đáp thông minh nhất. Và khi nhà tuyển dụng hỏi thời gian bạn có thể bắt công việc hãy nắm bắt và lựa chọn thời gian sớm nhất.

Nguồn: jobnow.com.vn